Vấn đề bản quyền Tiến quân ca

Ngày 21 tháng 6 năm 2010, Cục Bản quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bà Nghiêm Thúy Băng, với tư cách người đại diện gia đình, đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.[14][15]

Tuy vậy, đến tháng 8 năm 2015, Nhà nước không có phản hồi về lời tặng này, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật.[16][17] Ngày 15 tháng 8, trong chương trình Hát mãi khúc quân hành tại Nhà hát Tuổi trẻ và chương trình Tự hào tổ quốc tôi ngày 17 tháng 8, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca. Ngày 26 tháng 8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn đến trung tâm này đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca vì ''lời hiến tặng của vợ cố nhạc sĩ Văn Cao và cũng là tâm nguyện của ông khi còn sống''.[18] Ngay sau đó Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã yêu cầu dừng việc thu tiền.[19]

Ngày 15 tháng 7 năm 2016, gia đình của nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho "nhân dân và Tổ quốc Việt Nam". Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội.[20] Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà vợ góa của nhạc sĩ, Nghiêm Thúy Bằng, để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc.[21] Theo Website chính thức Cục Bản quyền tác giả, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến quân ca quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.[22]

Ngày 4 tháng 11 năm 2021, VTV bất ngờ tố BH Media "đánh bản quyền" Tiến Quân Ca trên YouTube trong một chương trình thời sự.[23] Dư luận Việt Nam phẫn nộ và chỉ trích BH Media sau đó.[24] BH Media sau đó khẳng đinh "không vi phạm quyền tác giả gốc của Quốc ca", nhưng có quyền "quản lý, khai thác trên YouTube" đối với bản ghi Quốc ca do họ được ủy quyền quản lý, bản ghi được BH Media đề cập là bản ghi của Hồ Gươm Audio bỏ tiền ra sản xuất và BH Media được Hồ Gươm Audio trao quyền ủy quyền quản lý bản ghi này và khẳng định "người dân vẫn được nghe miễn phí Quốc ca".[25] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho biết đã nắm được thông tin và đang giao đơn vị có chuyên môn xem xét vụ việc.[26][27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiến quân ca http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/1508... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/1508... http://www.phamduy.com/document/vietve/thuykhue.ht... http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20100411-nhan-van-... http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Hien-tang-tac-pham-T... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/Nuo... http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Chu-tich-Ho-Chi-Minh... http://old.bqllang.gov.vn/print.asp?NewsId=2318&Ca... http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_con... http://www.cov.gov.vn/tin-tuc/le-tiep-nhan-bai-%E2...